"BRAT" khám phá các chủ đề như ghen tị, ái kỷ và sức mạnh nữ giới, cũng như cảm giác của Charli trong ngành công nghiệp âm nhạc. Đầy quyền uy, tiệc tùng ở bài này rồi chuyển sang lãng mạn hay lo âu ở bài kia, rồi cứ tiếp tục vòng lặp đó, album như một tin nhắn ngồi lê đôi mách gửi đến một người bạn, vượt qua những khuôn mẫu và thẳng thắn với câu từ, Với thế giới bảng xếp hạng top 40 đầy những bản nhạc nhạt nhẽo và than vãn, 15 bản nhạc cao cấp của Charli là một làn gió mới.
Album tìm thấy điểm lý tưởng mà hầu hết các ngôi sao nhạc pop chỉ có thể mơ tới: thử nghiệm và tham khảo, nhưng vẫn tận hưởng bữa tiệc. Charli XCX, một trong những nghệ sĩ âm nhạc độc đáo nhất của thế hệ cô, có khả năng làm hài lòng các fan pop đại chúng (True Romance, Sucker, Crash) hay stan của các tác phẩm pop thử nghiệm (POP2, Charli, how i’m feeling now) trước đó của Charli.
Trong nhiều năm, cả Charli và các nhà phê bình của cô dường như bị ám ảnh với vị trí của cô—người yêu thích của underground mà có thể, hoặc không thể tốt nghiệp thành “Main Pop Girl”. Nhưng, điều gì đó đã thay đổi trong văn hóa, và dường như chuyện đó không còn quan trọng. Cô ta có một điều gì đó mà họ không có. Cô ta ngầu.
Thời điểm ra mắt:
"Brat" ra mắt đúng lúc, khi nhạc club và rave lại đang thịnh hành. Với kinh nghiệm từ những năm niên thiếu đăng nhạc lên MySpace đến các phát hành tiên phong trước đó, Charli đã tạo ra được một album gây thu hút và khiến mọi người phải tranh luận.
Với thương hiệu “tương lai nhạc Pop” trước đây khiến nhiều người gãi đầu khó hiểu, thì đến thời điểm này chuyện đó được minh bạch hơn chút - với bối cảnh văn hóa phản biện (counter culture) bị vùi dập vào thuật toán (bạn tiêu thụ gì thì algo sẽ cố gắng noi gương nhu cầu của bạn), hay chuyện #1 trên bảng xếp hạng cũng chẳng còn quan trọng nữa. "BRAT" là một chiến thắng hào hùng, hoặc ít nhất là với những người như tôi, lâu rồi mới có được sự hào hứng cho âm nhạc đại chúng (mainstream).
Boiler Room & Charli XCX presents: PARTYGIRL
Vào tháng Hai, sức hút của Charli đã phá kỷ lục đặt vé của công ty trong vài giờ. Trong một kho hàng ở Bushwick đầy mồ hôi và hò hét của fan hâm mộ, điều kiện không thể hợp lý hơn để cô ấy ra mắt “Club classics” trong một bữa warehouse rave. Single mở màn này là một sự tri ân mà cô muốn gửi tặng những producers luôn sát cánh bên mình như Sophie, A.G. Cook, HudMo, George Daniel. Bài hát mang đậm tiết tấu của thể loại Bubblegum Bass, Electroclash và Club, Vogue. “I WANNA DANCE TO ME”
Charli cũng xuất hiện trên nhiều kênh báo chính thống và các tài khoản nội dung Instagram độc lập, tạo nên một chiến dịch quảng bá mạnh mẽ và hiệu quả.
Ba ngày sau khi "BRAT" ra mắt:
Bản deluxe "brat and it’s the same but there’s three more songs so it’s not" tiếp tục thỏa mãn cơn đói brat, “Hello Goodbye” - eurodance, xíu chord trance, “Guess” - indie sleaze, và “Spring Breakers” - khiến nhiều fan trung thành phẫn nộ vì trong bản gốc không có track này, vì nhạc phẩm này gợi đến những kí ức của các superfans về các album trước, điên rồ hơn của Charli.
Loạt remix đến hôm nay (25/06) có Lorde, người mà Charli có thể đã nói đến trong “Girl, so confusing” và hai alternative darling đã hòa giải mâu thuẫn. Robyn huyền thoại, Yung Lean, Shygirl và còn nhiều nhân vật xuất sắc khác chúng ta đang chờ đón trong remix album!
Qua 10 năm của PC Music và SOPHIE, đến hôm nay chúng ta mới có được BRAT:
Tôi chợt nhớ lại vào khoảng 2016, hồi đó mới tìm thấy Arca và Sophie, xong đưa mấy đứa bạn nghe, tụi emo experimental thì hiểu Arca liền, còn tụi đã bắt đầu thành thạo với Ableton Live thì đều nói ngoài Lemonade thì nhạc của Sophie chẳng có giai điệu gì cả, chỉ có sound design và thậm chí phản ứng khá quyết liệt khi nói đây không phải nhạc Dance, và đây là tôi đang nói về một đám với niềm đam mê với EDM thời kì 2010.
Nếu bạn vẫn nhớ tại sao Vroom Vroom đặc biệt đến thế, vì nó là một phép thử trọn vẹn, với SOPHIE và Charli liên tục thử thách nhau với chuyên môn cá nhân, với câu hỏi liệu họ muốn làm ra những bài hát hay khám phá chất liệu và tính khả thi với âm nhạc.
Ban đầu, hyperpop là sự châm biếm hài hước về phong cách và cỗ máy pop hoạt động - giờ thì chính hyperpop là một từ khóa hot cho music marketing với những playlist tiện lợi. Nên bản thân những người đặt ra đề bài cho dòng nhạc này cũng phải tìm những tiến hóa mới cho đứa con tinh thần họ tạo ra.
Trong một bài phỏng vấn rất hiếm hoi từ Sophie và A.G. Cook vào 2015 cho Rolling Stone, Sophie (R.I.P) nói rằng:
”Tôi nghĩ rằng tất cả nhạc pop nên là về việc ai có thể tạo ra thứ gì đó lớn lao và rạng rỡ. Đối với tôi, đó là một thử thách thú vị, cả về mặt âm nhạc và nghệ thuật. - Tôi nghĩ đó là một thử thách rất đáng giá, - đáng giá ngang bằng việc ai có thể “thể hiện cảm xúc chân thật nhất”. - Tôi không hiểu tại sao điều đó lại được nhiều người đề cao hơn, như thể nó có giá trị hơn. Thử thách mà tôi muốn tham gia là ai có thể sử dụng công nghệ hiện tại, hình ảnh hiện tại và con người hiện tại để tạo ra thứ gì đó mạnh mẽ nhất và thu hút nhất.”
SOPHIE - Nguồn cảm hứng mãi mãi này là lý do có thể trao cho BRAT thiện chí. Hai người đã làm ra vô số nhạc phẩm (Number 1 Angel, XCX World, Vroom Vroom) từ ra mắt chính thức lẫn fan favorite và tồn tại như những bản thu không ai sở hữu mà chính fanbase của họ.
Mối quan hệ cộng hưởng giữa ba người (SOPHIE, A.G, Charli), đưa ra những khả thi mới về tương lai của âm nhạc. Và nhờ vào sự rập khuôn của Pop thì những sự mơ hồ trong nghệ thuật được tạm giải quyết một cách rất thỏa đáng.
Đi sâu vào từng bài hát:
Charli tái hiện lại hàng tá kỷ niệm “indie dance” mà nhiều người đã bỏ quên. Trong suốt 42 phút, sự phấn khích không bao giờ phai nhạt. Hoài niệm, hiện thực lẫn tiên phong thì Brat đều đáp ứng được tất cả.
“360” là bản pop tinh túy nhất của cô ấy trong nhiều năm. Còn gì đỉnh hơn khi bạn dám nói “I’m your favorite reference” và điều đó đúng khi nhiều popstar lẫn vô số các hãng thu đều phải học hỏi cách mà Charli khuấy đảo ngành công nghiệp âm nhạc.
Với video đi kèm dàn Internet It Girls như Gabriette, Alex Consani, Blizzy McGuire, Quenlin Blackwell, Richie Shazam, Julia Fox, và cả Chloe Sevigny gạo cội. Những nhân vật nổi tiếng trên mạng này, dù bạn có biết họ là ai hay không, đã giúp lan rộng thông tin về album mới của Charli khắp Instagram và TikTok, nữa lại còn cộng đồng stan liên tục chế meme về cô ấy lẫn nhạc của cô ấy.
“Von dutch” với dòng chữ “cult classic but still pop” - có một sự khẳng định về vị trí của cô ấy trong văn hóa đại chúng. Trên nền electroclash, indie dance pop như quảng cáo iPod ngày xưa trước khủng hoảng kinh tế 2008. Thực ra, bài hát không mang tính ca ngợi hãng quần áo von dutch, thứ cũng chẳng phải quá “cool”, cũng không nên hiểu theo nghĩa đen, mà là chính cảm giác của chúng ta khi hay nói về những gì trong quá khứ là cool, “ước gì sống thời đó” thì đúng hơn.
Hoài niệm là nguồn cảm hứng, chứ không hẳn là thực chất của vấn đề. “Cult classic” là danh hiệu cho những điều có thể chưa thành công ngay, mà qua thời gian dành được nhiều tình cảm hơn và sự thấu hiểu cho khoảnh khắc hay sản phẩm đó. Dễ hiểu hơn thì các nhà luận văn hay phê bình hay dùng thuật ngữ này cho các bộ phim từ từ hé lộ được giá trị của chúng qua thời gian, trong khi ban đầu sẽ bị khó tiêu thụ hay bị coi là thảm họa.
“B2b” với piano u ám của Gesaffelstein - đem tới một cú flashblack như “Blackout” của Britney một cách dữ dội, cộng hưởng bởi kho plugin xịn sò khổng lồ của A.G. Cook để tạo ra những chất liệu âm thanh tinh vi.
“Mean girls” hoài niệm về thời Bimbo summit, trước khi bộ ba thác loạn - Britney, Lindsey và Paris loạng choạng đấu đá với dư luận, cho đến khi khủng hoảng kinh tế khiến cho mọi địa vị trong xã hội của trở nên vô vị, và chúng ta bắt đầu có những mối lo hiện hữu hơn. Nhưng đồng thời bài hát này lại dành tặng cho những cô gái hoang dại và chưa việc gì phải vội hiểu đời.
(Và nếu bạn nghe kĩ album rồi thì bạn có nhớ tới một chút Blackout của Britney không?)
Trong “I might say something stupid,” với những hợp âm piano đìu hiu Electronica, cô quay lại vị trí trung gian của mình trong ngành công nghiệp, mô tả với sự chính xác về cảm giác là người ít nổi tiếng nhất tại bữa tiệc.
"Everything is Romantic" - là một trong những sản xuất nổi bật nhất trong album, tập trung vào việc khám phá vẻ đẹp và sự lãng mạn trong những điều bình thường của cuộc sống. Với giai điệu lấp lánh và mơ mộng, bài hát nổi bật với những hình ảnh thô kệch như "bad tattoos", "Jesus Christ on a plastic sign", và cả "Capri in the distance", "Pompeii in the distance". Bản chất của mọi mối tình đều chứa đựng sự lãng mạn, nhưng không nhất thiết phải có sự kế thừa hay liên kết với quá khứ. Thay vì suy nghĩ dài dòng, sự lãng mạn ở đây nằm ở việc cảm nhận vẻ đẹp và sự hỗn loạn từ khoảng cách xa xôi. "Fall in love again and again" - bạn cần nghe toàn bài để cảm nhận hết.
“Rewind” có âm hưởng của electroclash 2000 với những lời hát nhớ về thời ghi nhạc vào đĩa CD hay lo âu về ngoại hình chưa tồn tại với cô ấy. Nói thẳng luôn là cô ấy cũng xứng đáng thành công thương mại.
“So I” đặc biệt dành cho SOPHIE, người cố vấn quá cố của Charli; nó cũng về nỗi sợ hãi khi làm bạn với một thiên tài. “Brutal, loving, truthful” “You had a power like a lightning strike” - SOPHIE là một trong những người thay đổi Charli và sự nghiệp lẫn tư duy về nghệ thuật của cô ấy.
Ngôn ngữ nữ quyền trong nhạc pop dường như chưa bao giờ đề cập đến chủ đề đố kị, nhưng trong “Sympathy is a knife” và “Girl, so confusing” bật mí nhiều điều khó nói, Charli đi đến đó, kể lại chuyện thấu hiểu cũng mắc mệt, hay nói về một người đồng nghiệp mà cô thường bị so sánh, người có thể là bạn thân lâu năm của cô hoặc có lẽ muốn thấy cô thất bại qua trên nền chainsaw synth electroclash / bubblegum pop siêu cuốn.
Khả năng viết lời sâu sắc của Charli thể hiện rõ trong “Apple” với những nhận xét về việc lái xe đến sân bay và mối quan hệ lằng nhằng với cha mẹ. Chủ đề “lái xe” hay chạy trốn cũng rất lớn trong âm nhạc của cô. Và phát huy cách viết bằng cách tham khảo Caroline Polachek - một nhân vật alternative pop xuất sắc khác.
Có một số bài hát dễ thương rõ ràng dành cho bạn trai của cô như “Talk talk”, George Daniel của The 1975, hiện là chồng sắp cưới của cô. “I think about it all the time” nơi một chuyến thăm một người bạn vừa trở thành mẹ khơi gợi những câu hỏi thay đổi cuộc sống về giá trị của sự tự do của cô trên phép thử nhạc glitch, pop và một xíu IDM, future garage.
“365” là đoạn “tái diễn” điệp khúc của 360 được lặp lại để tạo ra sự nhất quán và gắn kết trong toàn bộ tác phẩm. Kết album tua mạnh như bạn lướt xem nội dung, lẫn cảm giác đi qua nhiều không gian, thể loại nhạc trong 1 câu lạc bộ (chạy qua hàng nước từ Pop - Bass - UK Rap - Acid Techno - EDM - Acid House - Hyperpop Electro-Pop). Hoài niệm, hiện thực lẫn tính tiên phong đều được dung hòa hoàn hảo, vì vậy mà album vừa có thể thỏa mãn lẫn gây tranh cãi. Ừm, i think she’s “bumpin’ that”, guys.
Kết luận:
BRAT là một phản biện hấp dẫn—đối với những gì mà “Kỷ nguyên Liên quan” đòi hỏi ở các nghệ sĩ. Có cách nào để trở thành ngôi sao nhạc pop mà không cần làm hình mẫu, hay làm sao để từ chối vai trò nạn nhân vĩnh viễn mà vẫn tạo ra nghệ thuật cộng hưởng? Làm sao để phụ nữ có thể cảm thấy được trao quyền mà không cần phải là một “girlboss”?
Tất cả đều là những thắc mắc không cần hồi âm, và thoải mái ngôn luận và mơ hồ qua tác phẩm, vậy nên điều đơn giản mà cô ấy có mà nhiều popstar khác không có là: cô ấy chưa bao giờ quên, làm con người là một việc khó khăn.
Và tuyệt hơn nữa là chúng ta còn remix album và “brat summer” mới chỉ đang bắt đầu.